Nhượng quyền thương mại là gì ? Đặc điểm, các hình thức nhượng quyền thương mại

 

Căn cứ pháp lý :

  • Luật Thương Mại 2005
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009
  • Luật Cạnh tranh 2004
  • Luật Chuyển giao công nghệ 2006

1.Nhượng quyền thương mại là gì ?

Điều 284. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1.Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2.Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh

2.Đặc điểm của nhượng quyền thương mại

Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là các “quyền thương mại”.

Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là các quyền thương mại, chứ không phải là các đối tượng cụ thể gắn với sản phẩm, dịch vụ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí quyết kinh doanh, công nghệ sản xuất sản phẩm. Các quyền thương mại thường gắn liền với một hệ thống kinh doanh bao gồm tổng hợp các yếu tố như sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu (nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng, biểu trưng…), công nghệ sản xuất sản phẩm, quy trình cung cấp dịch vụ, tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, kế hoạch đào tạo nhân viên, hệ thống lưu trữ, chế độ kế toán, kiểm toán.

Thứ hai, giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ mật thiết.

Trong nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên nhượng quyền và bên nhận quyền, nếu không có điều đó, thì đã thiếu đi một điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đấy có phải là nhượng quyền thương mại hay không. Kể từ thời điểm hình thành quan hệ nhượng quyền thương mại Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền thậm chí Bên nhượng quyền còn thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống.

Thứ ba, luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của bên nhận quyền.

Quyền kiểm soát được thể hiện dưới dạng bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền. Khả năng này của bên nhượng quyền tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

3.Khi nào thì được nhượng quyền thương mại?

Đề được thực hiện việc nhượng quyền thương mại thì cần đáp ứng yêu cầu sau:

  • Hệ thống kinh doanh dùng để nhượng quyền đã phải hoạt động ít nhất 01 năm
  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ thương mại
  • Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

4.Hợp đồng nhượng quyền thương mại và các đặc trưng của hợp đồng

Điều 285. Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Chủ Thể Của Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại

Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền đều phải là thương nhân, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc cũng có thể là thương nhân nước ngoài.

Theo Bộ luật Thương mại năm 2005 (quy định tại điều 6): “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập và hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Như vậy, chủ thể ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại phải là người Đại diện theo Pháp luật hoặc theo Giấy ủy quyền của các thương nhân đó.

Đối Tượng Của Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại

Đối tượng của bất kỳ hợp đồng nhượng quyền thương mại đều là “quyền thương mại”. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tiến hành việc mua bán hàng hóa, sản phẩm, cung ứng các dịch vụ theo các cách thức, tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn liền với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại và bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh cũng như biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền dưới sự kiểm soát, trợ giúp của bên nhượng quyền.

Nội Dung Của Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là các điều khoản do các bên thỏa thuận với nhau cũng như xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong mối quan hệ nhượng quyền thương mại.

Khi tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại này, các bên sẽ trao đổi với nhau những quyền lợi mà mình được hưởng đồng thời cũng sẽ trao đổi với nhau về những nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.

Hình Thức Của Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại

Theo điều 285 trong Bộ luật Thương mại năm 2005 có quy định: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Cũng theo khoản 15 điều 3 (Luật Thương mại năm 2005): “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, hợp đồng nhượng quyền thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như fax, telex, điện báo, …

Bên nhận quyền được sử dụng, khai thác quyền thương mại thuộc sở hữu của bên nhượng quyền, do đó phải chịu nhiều ràng buộc từ phía bên nhượng quyền và các nghĩa vụ đặt ra đối với bên nhận quyền cũng nhiều hơn, bao gồm:

Thứ nhất, trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng NQTM;

Thứ hai, đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền mà bên nhượng quyền chuyển giao;

Thứ ba, chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của bên nhượng quyền;

Thứ tư, giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng NQTM kết thúc hoặc chấm dứt;

Thứ năm, ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng NQTM;

Thứ sáu, điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống NQTM;

Thứ bảy, không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Theo đó, bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như bên nhượng quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của bên nhận quyền. Quyền năng này của bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề Nhượng Quyền Thương MạiHãy liên hệ với Công ty Luật Tiên Phong để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0913339179
(Quan tâm) Nhận khuyến mãi qua ZALO OA