Thủ tục tố tụng Hình sự

Tố tụng hình sự là quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án), người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán, hội thẩm nhân dân và Thư ký phiên tòa), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa…), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật

Tư vấn pháp luật Hình sự

Phạm tội giết người mức hình phạt cao nhất theo Bộ luật Hình sự

Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong quá trình xét xử

Mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định; mỗi giai đoạn tố tụng đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tiến hành xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.

Với tính chất là một giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và về pháp luật về hình thức của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự có liên quan đến hành vi đó.

Khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp phần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội, đồng thời không chỉ là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự, mà còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm;

Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong toàn xã hội.

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiện tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án cũng đồng thời là giai đoạn tố tụng mở đầu các hoạt động điều tra. Để khởi tố vụ án hình sự cần có căn cứ được quy định tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Ngoài ra, việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

  • Tố giác của công dân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức;
  • Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú”

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm soát của Viện Kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện Kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của cơ quan điều tra về việc đề nghị Viện Kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.

Điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan (người) tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm.

Điều tra vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự (như: Truy tố của Viện kiểm sát hoặc xét xử của Tòa án không khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội).

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện Kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong toàn xã hội.

Giai đoạn truy tố vụ án hình sự

Quyết định việc truy tố là giai đoạn thứ ba của hoạt động tố tụng hình sự, trong đó Viện Kiểm sát căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách qua các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố) do cơ quan điều tra chuyển đến; trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát ra quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng); trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi Viện Kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và đề nghị truy tố) do cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện Kiểm sát ra một trong ba loại quyết định sau:

1) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng),

2) Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là

3) Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.

Truy tố là chức năng quan trọng của Viện Kiểm sát nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan điều tra có thẩm quyền đã áp dụng; để loại trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự trước đó.

Quyết định truy tố của Viện Kiểm sát thông qua bản cáo trạng thể hiện hoạt động chứng minh trên cơ sở các tài liệu của hồ sơ của vụ án (nhất là kết luận điều tra) tính chất lỗi của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm để góp phần có hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét xử của Tòa án, loại trừ những thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể xảy ra do việc xét xử thiếu công minh, vô căn cứ và không đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan những người vô tội;

Truy tố là một giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng để cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi xét xử tại Tòa án.

 Giai đoạn xét xử

Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ  sơ và bản cáo trạng đến Tòa án. Trình tự xét xử tại phiên tòa bao gồm:

Khai mạc phiên tòa 

Trình tự xét hỏi

Tranh luận trước tòa

Nghị án và tuyên án.

Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có quyết định đưa ra xét xử.

Khi kết thúc hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết định

Giai đoạn Thi hành án

 Khi bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật thì sẽ được đưa ra thi hành án trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định. Việc thi hành các loại hình phạt và bồi thường dân sự (nếu có) phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Trong quá trình cải tạo, cần động viên, giáo dục người phạm tội nghiêm chỉnh chấp hành hình phạt để có thể được giảm thời hạn áp dụng hình phạt đối với họ.

Khi nào cần tư vấn Hình sự ?

Tư vấn pháp luật Hình sự

Trong trường hợp vướng đến pháp luật hình sự, rất có khả năng bạn sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề nhất trong xã hội hiện nay hoặc có thể bạn sẽ không có thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi với tư cách là người bị hại hoặc người có quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên dù ở vị trí, tư cách  tố tụng nào trong vụ án hình sự bạn luôn cần phải hiểu rõ về thủ tục tiến hành giải quyết một vụ án hình sự, quyền hạn của mình trong tố tụng hình sự để bảo vệ cho bản thân.

Nếu bạn còn đang băn khoăn, nhận thấy việc áp dụng pháp luật vào đời sống là công việc không hề đơn giản chút nào. Bởi pháp luật đã đề ra rất nhiều quy định mà không phải ai cũng nắm được thì chính lúc này bạn cần tìm đến các tổ chức hành nghề luật sư uy tín để hỗ trợ, tư vấn cho bạn về thủ tục tố tụng hình sự, đồng thời sẽ đưa ra cho bạn được hướng giải quyết cụ thể cho từng vấn đề của khách hàng gặp phải. Từ đó, quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng sẽ được đảm bảo tốt hơn nhằm có thể giúp bạn thoát khỏi nguy cơ, rủi ro pháp lý khi bị các cơ quan tố tụng buộc tội và bảo vệ tối đa lợi ích của bản thân.

Khi được tư vấn pháp luật hình sự có lợi ích gì ?

Đến với Công ty Luật Tiên Phongbạn sẽ gặt hái được nhiều lợi ích hiện hữu trong vụ việc mà bản thân hoặc gia đình vướng phải trong lĩnh vực pháp luật hình sự, bởi chúng tôi có một đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm thực tiễn và những chuyên viên pháp lý nhiệt huyết, năng động luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ phục vụ khách hàng. Cụ thể, khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật Long Phan, quý khách hàng sẽ có được những lợi ích như sau:

  • Luật sư là người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối ưu nhất của bị can/bị cáo trong vụ án hình sự
  • Là người am hiểu kiến thức pháp luật tường tận, đưa ra phương án bào chữa tốt nhất cho bị can/bị cáo theo đúng quy định của pháp luật
  • Là người có thể đồng hành cùng bị can/bị cáo xuyên suốt quá trình vụ án từ giai đoạn đầu khởi tố, trong quá trình tố tụng và sau khi tuyên án.
  • Giúp bị can/bị cáo giảm nhẹ tội dựa trên những tình tiết của sự việc bằng những lý lẽ thuyết phục và sắc bén.
  • Lợi ích của người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được bảo vệ một cách tối ưu và đúng theo quy định pháp luật.
  • Luật sư nghiên cứu, thu thập, tìm những bằng chứng giúp bãi bỏ những thông tin sai lệch, không phù hợp trong vụ án

Ngoài ra, theo như các bạn đã biết luật sư là một người am hiểu và vận dụng pháp luật một cách thuần thục bởi thâm niên trong nghề, đặc biệt là các luật sư chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực hình sự thì tại thời điểm này luật sư sẽ là chỗ dựa tinh thần và là một “là chắn” pháp lý cuối cùng để bảo vệ quý khách hàng.

Luật sư sẽ thực hiện những công việc gì trong tố tụng hình sự

Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong ngành, đối với từng vấn đề cụ thể của khách hàng Luật sư sẽ đưa ra lời tư vấn, định hướng phương án xử lý riêng hoặc sẽ tham gia tố tụng với tư cách Luật sư bào chữa/Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.

Cụ thể Luật sư sẽ thực hiện tư vấn các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm, trách nhiệm hình sự, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, khung hình phạt cụ thể có thể bị áp dụng, thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Ngoài ra, tương ứng với từng giai đoạn tố tụng luật sư bào chữa còn có thể thực hiện các quyền hạn và vai trò của mình như sau:

Trong giai đoạn điều tra, truy tố Luật sư có thể thực hiện các công việc sau (căn cứ Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015):

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
  • Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  • Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

Ở giai đoạn xét xử, luật sư sẽ tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa theo điểm m khoản 1 Điều 73 bộ luật tố tụng hình sự 2015.

  • Đây là công việc vô cùng quan trọng vì trong quá trình điều tra, luật sư được sao chụp hồ sơ, thu thập chứng cứ sau đó dùng làm căn cứ để xây dựng bài bào chữa để bảo vệ cho bị cáo.
  • Luật sư được trình bày ý kiến liên quan đến vụ án, kết hợp với đưa ra chứng cứ gỡ tội, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp lại quan điểm buộc tội của kiểm sát viên qua đó bảo vệ bị cáo trước những căn cứ buộc tội của cơ quan công tố.
  • Mọi ý kiến của Luật sư đều được Hội đồng xét xử lắng nghe và ghi nhận để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 322 bộ luật tố tụng hình sự 2015.
  • Trường hợp trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự không đúng quy định, luật sư có thể khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  • Khi Tòa án ra bản án, luật sư có thể kháng cáo bản án cho bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc người có khiếm khuyết về thể chất.

Trên đây là những nội dung cơ bản, thiết yếu của dịch vụ Luật Sư tham gia giải quyết thủ tục tố tụng hình sự do Công ty Luật Tiên Phong cung cấp .Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật của quý bạn đọc. Xin chân thành cám ơn Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0913339179
(Quan tâm) Nhận khuyến mãi qua ZALO OA