Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xử phạt như thế nào?

Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý… Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang diễn ra phổ biến với nhiều mức độ và tính chất nghiêm trọng khác nhau. Vậy Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật Tiên Phong tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019 và 2022)

1. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019 và 2022) quy định: “ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

2. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là các hành vi trái phép xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

( Nguồn internet : ảnh minh họa)

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Theo Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019 và 2022) quy định:

Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

3. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xử phạt thế nào theo quy định BLHS

Theo điều 226, Bộ luật hình sự quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

1.Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4.Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì mức phạt tù cao nhất lên đến 03 năm.

4. Cấu thành tội phạm về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 BLHS.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Khách thể của tội phạm

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, đây là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không phải là khách thể trực tiếp của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhưng do tội phạm này nằm trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nên trật tự quản lý nhà nước là khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Điểm khác biệt giũa quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đó là quyền sở hữu công nghiệp muốn được bảo hộ thì chủ thể phải nộp đơn theo trình tự quy định của pháp luật, Nhà nước xác lập quyền sở hữu công nghiệp và thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, hành vi phạm tội đã xâm phạm, gây rối loạn trật tự quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội có một trong các hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là người vi phạm có hành vi chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ví dụ như: đặt tên nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn, theo đó:

Hành vi chiếm đoạt là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật các đối tượng sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu hợp pháp thành của mình bằng các thủ đoạn như trộm cắp, lừa đảo,…

Hành vi sử dụng bất hợp pháp là hành vi tự ý khai thác khai tác những lợi ích của các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu công nghiệp.

XEM THÊM:

– Dịch vụ luật sư Hình Sự

– Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất

– Phân biệt khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can

– Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ

Trên đây là bài viết “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xử phạt như thế nào??của Luật Tiên Phong. Mọi thắc mắc quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến số 0913.339.179 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp giải đáp các thắc mắc. Chúng tôi rất hân hạnh khi nhận được sự hợp tác của quý khách hàng.

Xin chân thành cảm ơn!

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0913339179
(Quan tâm) Nhận khuyến mãi qua ZALO OA