Vi phạm chế độ một vợ, một chồng bị xử phạt thế nào theo quy định Bộ luật hình sự?

Hiện nay, nguyên tắc một vợ một chồng được xem là nguyên tắc hàng đầu trong chế độ hôn nhân gia đình tại Việt Nam. Vậy nên, những hành vi ngoại tình, xâm phạm đến chế độ một vợ, một chồng đều có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Vậy, Vi phạm chế độ một vợ, một chồng bị xử phạt thế nào theo quy định Pháp luật? Hãy cùng Luật Tiên Phong tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hậu quả của ngoại tình: Từ ly hôn đến những vụ án đau lòng
(Hình ảnh minh họa- nguồn internet)

  Căn cứ pháp lý

–  Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

–  Luật hôn nhân và gia đình 2014

–  Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

1.Thế nào là vi phạm luật hôn nhân 1 vợ 1 chồng

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.

Như vậy, “một vợ một chồng” là một trong những nguyên tắc cơ bản hàng đầu của chế độ hôn nhân và gia đình. Theo đó, cá nhân đã kết hôn chỉ được có một vợ hoặc một chồng và trong thời kì hôn nhân không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Vi phạm chế độ một vợ một chồng là việc một người đã có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc người chưa có vợ có chồng mà lại cố tình chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đã có vợ có chồng. Việc chung sống này có thể công khai hoặc không công khai, nhưng phải thể hiện ở các dấu hiệu như:

+ Thời gian chung sống với nhau tương đối dài;

+ Có tài sản chung;

+ Đã có con chung với nhau;

+ Được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng

2.Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Mặt khách quan của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

 Hành vi của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác

+ Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

 Hậu quả của hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

+ Gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho cá nhân cho những người trong và ngoài cuộc như: vợ, chồng, nam nữ sống chung, các con;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc để định tội khi mà hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng trước đó chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định của Điều 182, dấu hiệu hậu quả có thể là quan hệ hôn nhân hợp pháp bị dẫn đến ly hôn, cũng có thể là vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.

Mặt khách thể tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

Tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

Mặt chủ quan tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được thực hiện với lỗi cố ý, những người thực hiện hành vi nói trên do bị lừa dối hoặc do vô ý thì không phạm vào tội này.

Chủ thể tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Người phạm tội có thể là người đang có vợ, có chồng hoặc chưa có vợ, có chồng.

3.Hình phạt đối với tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) như sau:

Khung hình phạt thứ nhất:

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Khung hình phạt thứ hai:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

– Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

XEM THÊM:

– Chồng bỏ đi biệt tích, có ly hôn được không ? 

– Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn

– Không đứng tên trong Sổ đỏ có được chia nhà khi ly hôn?

Trên đây là bài viết “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng bị xử phạt thế nào theo quy định Bộ luật hình sự?của Luật Tiên Phong. Mọi thắc mắc quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến số 0913.339.179 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp giải đáp các thắc mắc. Chúng tôi rất hân hạnh khi nhận được sự hợp tác của quý khách hàng.

Xin chân thành cảm ơn!

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0913339179
(Quan tâm) Nhận khuyến mãi qua ZALO OA