Xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử lý như thế nào?

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, do đó mọi hành vi xâm phạm chỗ ở trái phép đều bị xử lý theo quy định. Vậy, Tội Xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử lý như thế nào?. Hãy cùng Luật Tiên Phong tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ Pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

1.Xâm phạm chỗ ở của người khác là gì?

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 : Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị xử lý hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.  

2.Dấu hiệu pháp lý của Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Khách thể của tội phạm

– Hành vi phạm tội này xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của con người, của công dân là quyền dân sự cơ bản của con người, của công dân đã được quy định tại Điều 22 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

– Để xâm phạm khách thể này người phạm tội thực hiện hành vi tác động đến đối tượng tác động của tội phạm là chỗ ở của hợp pháp của người khác, chỗ ở này có thể là nơi ở thường xuyên lâu dài hoặc tạm trú, có thể là nơi ở cố định hoặc di động thuộc sở hữu của họ hoặc cũng có thể là do họ thuê, mượn.

 Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Một số trường hợp chủ thể là người có chức vụ; quyền hạn đã lợi dụng chức vụ; quyền hạn của mình để phạm tội; đây là tình tiết tăng nặng; định khung.

 Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở những hành vi sau:

 Khám xét trái pháp luật có thể được thể hiện dưới những dạng sau:

+ Hành vi của người không có thẩm quyền trong việc khám xét chỗ ở của người khác, tự ý vào khám xét một cách trái pháp luật;

+ Hành vi của người tuy có thẩm quyền trong việc khám xét chỗ ở của người khác nhưng việc khám xét không tuân thủ quy định về thủ tục mà luật định.

 Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.

Đây là hành vi dùng mọi thủ đoạn như vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép tinh thần,… để đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ, mà không thuộc các trường hợp được pháp luật quy định như để cưỡng chế thi hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

 Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ.

Hành vi này được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: Dùng thủ đoạn gian dối lừa chủ nhà và gia đình họ ra khỏi chỗ ở rồi chiếm chỗ ở, tự ý dọn đồ của chủ nhà ra ngoài để chuyển đồ đạc của mình vào nhà khi chủ nhà đi vắng rồi ở luôn trong nhà.

 Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Đây là hành vi xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc của người quản lý hợp pháp.

 Mặt chủ quan của tội phạm

– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

– Chủ thể nhận thức hành vi xâm phạm chỗ ờ của người khác là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

3.Tội xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điều 158 – Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội xâm phạm chỗ ở của người khác với mức hình phạt như sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm đến chỗ ở của người khác:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.

+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.

+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ.

+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Phạt tù từ 01 đến 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

+ Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát.

+ Gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tội xâm phạm chổ ở có thể bị phạt tù đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Tiên Phong. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, nhanh chóng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có vướng mắc các vấn đề pháp lý liên quan.

 Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Luật Tiên Phong chúng tôi theo:

Hotline: 0913.339.179

Email: info.tienphonglaw@gmail.com

Website: https://tienphonglaw.com/

Địa chỉ : Số 10 – Ngõ 219 Định Công Thượng – Q. Hoàng Mai – TP Hà Nội

Trân Trọng ! 

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0913339179
(Quan tâm) Nhận khuyến mãi qua ZALO OA